Gà bị ké chậu do đâu? Cách điều trị hiệu quả 100%

Gà bị ké chậu là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở gà đá, bệnh khiến cho gà khó khăn khi di chuyển và từ đó tham gia thi đấu không được hiệu quả như mong muốn. Nội dung sau đây, Xemdaga12h sẽ bật mí về căn bệnh này cũng như cách điều trị cực hiệu quả để bạn áp dụng nhé. 

Gà bị ké chậu là sao?

Bệnh ké chậu, hay còn gọi là bệnh lậu đế, là một bệnh lý thường gặp ở gà, đặc biệt là ở những con gà đá. Bệnh này xuất phát từ vi khuẩn gây nhiễm trùng ở phần đế chân, gây sưng và viêm. Những vết thương chưa lành trở nên kéo mủ to và đau đớn, khiến gà khó di chuyển.

Nguyên nhân chính của bệnh này thường do tiếp xúc với các vật sắc nhọn trong quá trình đá gà. Chính vì vậy, việc vệ sinh và chăm sóc chân cho cho chiến kê là cực kỳ quan trọng. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị nếu không sẽ gây nhiễm trùng nặng không thể phục hồi được. 

Gà bị ké chậu thường do vết thương ở chân
Gà bị ké chậu thường do vết thương ở chân

Biểu hiệu của gà mắc ké chậu

Khi gà bị ké chậu có thể nhanh chóng nhận biết qua những biểu hiện bên ngoài cụ thể là:

  • Chân gà sưng to, mủ nhô lên khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn.
  • Nếu gà đã từng bị thương ở đế chân, vết thương đó sẽ bị chảy máu, bầm tím và có thể mưng mủ. 
  • Gà thể hiện dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, chúng không còn linh hoạt như bình thường. Sau một thời gian, tình trạng sức khỏe của gà sẽ giảm sút đáng kể.
  • Đáng lưu ý, nhiều người nuôi gà thường nhầm lẫn triệu chứng này với bệnh viêm chân. Việc nhầm lẫn này dẫn đến việc không chú trọng vào việc điều trị, gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.
Gà có biểu hiện khó khăn di chuyển
Gà có biểu hiện khó khăn di chuyển

Cách điều trị khi gà bị ké chậu

Để có thể hạn chế được tình trạng nghiêm trọng của bệnh, sư kê có thể cân nhắc áp dụng những biện pháp sau đây: 

Dùng phương pháp sát trùng dân gian

Để điều trị bệnh gà bị ké chậu, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dân gian dưới đây: 

  • Dùng vôi và mật ong: Trộn vôi cùng với mật ong theo tỉ lệ 1:1 để tạo ra dung dịch sát trùng. Áp dụng hỗn hợp này lên vết thương ké chậu sau khi đã cạy lớp áp xe bên ngoài ké chậu. Tiến hành bôi cho gà từ 7 đến 10 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng và làm cho bệnh hoàn toàn khỏi.
  • Dùng rượu và muối: Sử dụng rượu trắng có nồng độ cồn cao và đảm bảo chất lượng. Hòa tan muối vào rượu và ngâm chân gà vào dung dịch này trong khoảng bòng 30 phút. Thực hiện điều trị bằng phương pháp này từ 10 đến 15 ngày để gà bị ké chậu hoàn toàn khỏi.
Có thể sát trùng với rượu cùng muối để điều trị bệnh gà bị ké chậu
Có thể sát trùng với rượu cùng muối để điều trị bệnh gà bị ké chậu

Dùng miếng dán

Nếu phát hiện gà bệnh ở giai đoạn đầu, có thể áp dụng phương pháp sử dụng miếng dán gà bị ké chậu để điều trị một cách nhanh chóng và tiện lợi. Đây là cách giúp giảm bớt tình trạng bệnh mà không làm phức tạp quá trình điều trị. Người nuôi chỉ cần lột keo và dán trực tiếp miếng dán vào vị trí bị ké chậu trên chân của gà.

Cắt bỏ vùng viêm

Loại bỏ vùng thịt bị viêm nhiễm là một trong những cách điều trị hiệu quả cho gà bị ké chậu nhưng cần phải có kỹ thuật cũng như thời gian chăm sóc. Trong hầu hết trường hợp nặng có thể áp dụng cách điều trị này: 

  • Bạn dùng kéo, dao, cồn, sát trùng, băng gạc đầy đủ.
  • Cắt bỏ phần thịt viêm bằng cách dùng bông thấm cồn lau nhẹ vị trí tiểu phẫu, loại bỏ các vết bẩn.
  • Dùng dao và kéo cắt bỏ phần viêm nhiễm, thao tác nhẹ nhàng, sau đó băng bó lại vết thương cẩn thận
  • Vệ sinh và thay băng sau 2-3 ngày mổ, lặp lại 2-3 lần. 
  • Bên cạnh đó, dùng bổ sung thêm thuốc chống viêm nhiễm và chế độ dinh dưỡng đầy đủ để giúp cho gà nhanh chóng được phục hồi. 

Hướng dẫn phòng ngừa gà bị ké chậu

Để ngăn ngừa bệnh ké chậu, người nuôi có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh chuồng trại thường xuyên: Đặc biệt, cần chú trọng vào việc làm sạch các bề mặt đất tiếp xúc trực tiếp với chân của chiến kê, giúp loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng và giảm nguy cơ bị bệnh ké chậu.
  • Sát trùng vết thương: Khi gà có vết thương ở chân, cần thực hiện biện pháp sát trùng ngay sau ddos, thường xuyên để ngăn vi khuẩn xâm nhập theo con đường này và phát triển, từ đó tránh tình trạng ké chậu lan rộng, 
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Đảm bảo rằng gà nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe tốt và giúp tăng cường sức đề kháng của gà.
  • Tăng cường sức đề kháng: Áp dụng các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho gà, tiêm phòng đầy đủ để giúp chúng phòng ngừa các bệnh lý khác nhau. 

Lời kết

Qua những nội dung bài viết đã bật mí, bạn đã có thêm những kiến thức trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh gà bị ké chậu. Nhìn chung, đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nếu như điều trị đúng cách gà có thể nhanh chóng phục hồi và giúp gà khỏe mạnh bình thường.