Bệnh đậu gà – Nguyên nhân và hướng điều trị từ A-Z

Bệnh đậu gà là bệnh có khả năng truyền nhiễm trong đàn gà do virus gây ra, phổ biến ở gà con từ 1-2 tháng tuổi. Tỷ lệ bệnh có khả năng gây chết gà rải rác trong thời gian dài, khiến cho người nuôi khó kiểm soát. Nội dung dưới đây Xemdaga12h sẽ bật mí và tổng hợp kiến thức liên quan đến bệnh lý này cùng hướng điều trị, phòng ngừa hiệu quả nhất. 

Bệnh đậu gà là gì?

Bệnh đậu gà là một bệnh truyền nhiễm do virus, xuất hiện chủ yếu ở gà và có khả năng lây lan nhanh chóng. Đặc điểm nổi bật của bệnh là sự xuất hiện của những đốm đậu trắng trên vùng ga không lông của gà. Ngoài ra, bệnh còn gây tăng sinh và thoái hóa lớp thượng bì biểu mô ở các khu vực như miệng, họng, hầu, và thực quản.

Tỷ lệ mắc bệnh đậu ở gà có thể dao động từ 10% đến 95%, trong đó có khoảng 2-3% gà có thể tử vong do bệnh này. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gà. Do đó cần có biện pháp để quản lý dịch bệnh trong đàn gà hiệu quả. 

Bệnh đậu ở gà là bệnh truyền nhiễm do virus
Bệnh đậu ở gà là bệnh truyền nhiễm do virus

Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu gà là gì?

Gà mắc bệnh đậu ủ bệnh từ 4-10 ngày sau đó biểu hiện ra các triệu chứng khác nhau tùy theo thể bệnh: 

Thể bệnh ngoài da

Bệnh đậu gà thể ngoài da có thể xuất hiện cả ở gà con và đã trưởng thành với các dấu hiệu: 

  • Những vùng không có lông xuất hiện các mụn ở miệng, ngón ngân, mắt tích, mụn này làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, lấy thức ăn.
  • Mụn lúc đầu chỉ là những nốt sần nhỏ màu trắng và bắt đầu lớn dần theo thời gian, hình thành mụn màu vàng xám. Sau đó chúng vỡ ra, khô lại và đóng vảy hình thành sẹo màu hồng nâu.
  • Nếu vết mụn nhiễm trùng có thể gây viêm và hoại tử nghiêm trọng. 

Thể bệnh ướt niêm mạc

Đây là triệu chứng phổ biến gặp ở gà con từ 3-4 tuần tuổi. Gà bệnh sẽ thể hiện dấu hiệu như ủ rũ, sốt, khó ngủ, và niêm mạc trên đường hô hấp và tiêu hóa sẽ có lớp màng giả. Khi màng giả bị bóc ra, có thể gây xuất huyết mắt hoặc màng niêm mạc đỏ tươi, đặc biệt khi có sự hiện diện của vi khuẩn khác bệnh có thể biến chứng nặng hơn. 

Có nhiều thể bệnh đậu ở gà khác nhau
Có nhiều thể bệnh đậu ở gà khác nhau

Thể bệnh hỗn hợp

Là sự kết hợp của cả hai loại triệu chứng trên, phổ biến ở gà con từ 3-4 tuần. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn kế phát và điều kiện chăm sóc không tốt, tỷ lệ tử vong có thể cao lên đến 2-3%. Sự kết hợp này tăng đáng kể nguy cơ gà chết vì bệnh, đặc biệt là khi không có biện pháp kiểm soát và chăm sóc đúng đắn.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đậu gà?

Nguyên nhân bệnh đậu gà xuất phát từ virus thuộc nhóm Poxvirus có thể sống thích nghi trên da gà. Chúng thường có 4 biến chủng khác nhau gây bệnh cho các loại gia cầm. Con đường lây có thể trực tiếp hoặc thông qua gián tiếp. Cụ thể: 

  • Virus từ gà bệnh sang gà khỏe: Virus có khả năng sống trong môi trường ngoài, ở môi trường nuôi nhốt nếu như một con đã mắc bệnh khả năng mắc bệnh những con khác cũng rất lớn. Nếu không phát hiện và cách ly kịp thời có thể lây lan nhanh chóng cho cả đàn. 
  • Nguyên nhân gián tiếp: Virus bám vào vật dụng chăn nuôi hay chuồng trại và lây lan qua con vật trung gian như gián, ruồi, muỗi. Hoặc có thể lây từ đàn gà khác qua vật dụng ăn uống.

Chữa bệnh đậu gà như thế nào?

Để điều trị bệnh đậu gà một cách hiệu quả, quan trọng nhất là xác định nguồn gốc gây bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Các bước điều trị và chăm sóc bệnh nhân bao gồm:

  • Cách ly và vệ sinh: Cách ly những con gà nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lây lan, tìm ra nguồn gốc gây ra bệnh để phòng ngừa lan diện rộng. Thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng chuồng gà và môi trường chăn nuôi để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Trị bệnh: Do chưa có thuốc đặc trị nên bạn chỉ có thể áp dụng một số mẹo như:
    • Trị mụn đậu ngoài da: Gỡ màng đóng trên mụn đậu, rồi thực hiện át trùng vùng da bị nổi mụn bằng các chất như Iodine, Povidine, Hi-Iodine 10%, hoặc Vime-Blue.Sử dụng kháng sinh mỡ để bôi lên vùng da bệnh mỗi ngày cho đến khi gà khỏi hoàn toàn.
    • Trị mụn đậu ở miệng: Sử dụng nước chanh để sát trùng vùng nhiễm bệnh hàng ngày hoặc bôi thuốc kháng sinh mỡ lên vùng miệng.
    • Trị mụn đậu ở mắt: Sử dụng dung dịch nước muối 0.9% để làm sạch mắt kết hợp cùng Gentamycin và kháng sinh dạng mỡ để bôi lên vùng mắt bị mụn đậu mỗi ngày.
    • Sau khi gà hồi phục, tiêm phòng vacxin đầy đủ để bảo vệ đàn gà khỏi tái nhiễm bệnh.
Dùng thuốc trị bệnh hiệu quả
Dùng thuốc trị bệnh hiệu quả

Người có bị nhiễm bệnh đậu của gà không?

Bệnh đậu gà có lây sang người không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Chưa có bất cứ minh chứng nào chỉ ra bệnh có thể lây lan sang con người,Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cá nhân, người chăn nuôi cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với gà mắc bệnh:

  • Sử dụng găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc với gà nhiễm bệnh rồi rửa tay bằng xà phòng .
  • Tránh sử dụng sản phẩm từ gà bệnh như trứng hoặc thịt.
  • Xây dựng nơi chăn nuôi xa nơi ở.

Lời kết

Những nội dung trên đã bật mí về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh đậu gà. Đây là bệnh lý phổ biến, có tỷ lệ mắc cao và lây lan trong đàn nên cần có biện pháp để điều trị, phòng ngừa hiệu quả.