Gà bị khò khè – Dấu hiệu nhận biết và điều trị triệt để

Gà bị khò khè là triệu chứng bệnh thông thường và được gây ra bởi nhiều lý do khác nhau. Người nuôi sẽ dựa vào những dấu hiệu này để kết luận và đưa ra hướng chữa trị phù hợp. Trong bài viết sau, hãy cùng Xemdaga12h tìm hiểu các dấu hiệu khò khè ở gà chọi và một số phương pháp chữa trị phù hợp. 

Dấu hiệu cho thấy gà bị khò khè

Gà mắc phải triệu chứng khò khè không chỉ có sự thay đổi về hơi thở mà còn đi kèm với những dấu hiệu khác như sau: 

  • Gà không hoạt bát, ngồi im, ủ rũ: Tiếng khò khè ở mũi làm cho gà chọi bị suy hô hấp, khó thở. Từ đó, lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị thiếu làm cho gà không hoạt động bình thường. Đây là dấu hiệu thường xuất hiện nhất ở gà chọi. 
  • Gà bỏ ăn: Trong quá trình chăm sóc, người nuôi nhận thấy gà bị biếng ăn hoặc bỏ ăn thì có thể kiểm tra hơi thở của gà. Nếu phát hiện gà chọi bị khò khè thì tiến hành chẩn đoán bệnh và điều trị. 
  • Gà bị rụng lông, trụi lông: Nếu người nuôi thấy gà bị rụng lông, trụi lông trong quá trình chăm sóc thì đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh khò khè. 
  • Phân gà có màu lạ: Việc suy hô hấp có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của gà. Từ đó, gà chọi đi phân lỏng, phân có máu hoặc có màu xanh. 
Một số biểu hiện cho thấy gà bị khò khè 
Một số biểu hiện cho thấy gà bị khò khè

Nguyên nhân xuất hiện bệnh khò khè ở gà chọi

Gà chọi bị khò khè có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Anh em có thể xác định nguyên nhân xuất hiện bệnh từ các vấn đề dưới đây:

  • Gà bị cảm lạnh: Gà là loài động vật có khả năng thích nghi với nhiệt độ kém. Do đó, nếu điều kiện thời tiết chuyển biến đột ngột thì gà có thể bị cảm lạnh hoặc khò khè trong hơi thở. 
  • Gà bị hen: Khi gà bị hen cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khò khè. Nếu gà gặp phải bệnh này trong nhiều ngày thì rất khó điều trị. 
  • Thể chất gà yếu, di truyền: Một số cá thể gà khi nở có thể chất yếu do bẩm sinh. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, người nuôi sẽ rất khó phát hiện và thường bỏ qua dấu hiệu đầu tiên. 
  • Môi trường sống ẩm thấp: Khi gà sống trong điều kiện môi trường ẩm thấp, dơ bẩn, không được dọn dẹp thường xuyên thì dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, trong đó có khò khè khó thở. 
  • Do vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium: Đây là loại vi khuẩn nguy hiểm gây ra tình trạng suy hô hấp ở gà tạo nên tiếng thở khò khè. Loại vi khuẩn này lây trực tiếp theo đường không khí hoặc di truyền từ gà mẹ khi để trứng. 
Nguyên nhân khiến cho gà chọi bị bệnh khò khè 
Nguyên nhân khiến cho gà chọi bị bệnh khò khè

Phương pháp điều trị gà bị khò khè hiệu quả nhất

Gà bị khò khè uống thuốc gì sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất? Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà người nuôi sẽ có thể điều trị bệnh như sau:

Gà bị khò khè với dấu hiệu mệt mỏi, ủ rũ

Trong trường hợp gà chọi bị khò khè với dấu hiệu mệt mỏi và ủ rũ. Trong một đàn có 1 vài cái thể chết thì người nuôi có thể sử dụng Doxycyclin theo chỉ dẫn của bác sĩ thú ý. Đây là dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng và dẫn đến gà chết hàng loạt nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. 

Gà bị khò khè với nước mũi màu xanh

Gà bị khò khè có đờm với nhiều nước mũi màu xanh thì khả năng cao là đang mắc phải triệu chứng viêm hô hấp mãn tính. Thuốc chữa gà khò khè thường được sử dụng nhiều nhất là:

  • Cho gà sử dụng ít nhất 1 trong 2 chất Tilmicosin và Tylosin. 
  • Ngoài ra, nếu gà chọi bị khò khè lên đờm thì có thể sử dụng thuốc tiêm chứa Lincospecto hoặc Gentatylo. 
Một số phương pháp điều trị gà bị khò khè được nhiều người áp dụng
Một số phương pháp điều trị gà bị khò khè được nhiều người áp dụng

Chữa gà bị khò khè kèm với phân sáp nâu

Triệu chứng gà đi phân sáp nâu khi thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh dịch tả. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm và khả năng lây nhiễm cao trong đàn gà. Để điều trị, người nuôi cần tiêm vắc xin Newcastle cho tất cả số lượng gà đang nuôi. 

Phương pháp điều trị gà bị khò khè không có nước mũi

Chủng E.Coli xuất hiện ở gà trưởng thành và IB virus ở gà con gây ra tình trạng khò khè và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà. Đặc điểm của dấu hiệu 2 loại chủng bệnh này là khò khè nhưng không chảy nước mũi hoặc nước mắt. Cách trị gà bị khò khè khi gặp tình trạng này như sau:

  • Nhiễm E.Coli: Cho gà sử dụng kháng sinh Florfenicol, đồng thời kết hợp thêm Doxycyclin. 
  • Gà con bị nhiễm IB virus: Cho gà sử dụng vắc xin IB dạng nhỏ mắt lên toàn bộ số lượng gà con mà bạn đang nuôi. 

Kết luận 

Gà bị khò khè là chủ đề đã được giới thiệu và chia sẻ trong bài viết trên. Dấu hiệu gà chọi bị khò khè rất dễ nhận thấy. Do đó, khi nhận biết được gà bị bệnh anh em cần phải xác định nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị phù hợp, đúng đắn. Hy vọng qua những kiến thức trên của Xem Đá Gà 12h sẽ giúp người nuôi đưa ra phương pháp điều trị gà hiệu quả và giúp chúng nhanh chóng hồi phục.