Gà bị liệt chân do những nguyên nhân gì và chữa ra sao?

Gà bị liệt chân là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau gây nên thiệt hại to lớn cho người nuôi nếu không xử lý kịp thời. Các chuyên gia đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về vấn đề này ở gia cầm. Qua bài viết bên dưới đây, Xemdaga12h.com sẽ cập nhật kiến thức về chủ đề này, mời quý độc giả cùng theo dõi!

Gà bị liệt chân do nguyên nhân gì?

Sau đây là những nguyên nhân khiến cho đôi chân của gà bị liệt để bạn tham khảo:

  • Marek
  • Thiếu hụt chất canxi quan trọng hoặc Mangan
  • Trứng kém nhưng vẫn nở
  • Viêm ở khu vực bàn chân
Gà bị liệt chân là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau gây nên thiệt hại to lớn
Gà bị liệt chân là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau gây nên thiệt hại to lớn

Mắc bệnh lý Marek

Khi khí hậu thay đổi đột ngột, những lứa từ 12 đến 20 tuần tuổi rất dễ có khả năng bị nhiễm bệnh này. Biểu hiện dễ nhìn thấy chính là gia cầm có dáng đi rất kỳ lạ, không được nhanh nhẹn. Sau một thời gian nó sẽ bị liệt cả phần cổ cũng như cánh, nó thường bị nhầm lẫn với những loại khác.

Sự lây lan của Marek sẽ thông qua các con đường như hô hấp, môi trường sinh hoạt chung hoặc ăn uống. Những triệu chứng phát tác mà người nuôi có thể chú ý bao gồm đi ngoài lỏng, cân nặng sụt giảm,… Ngoài ra chúng còn rất chậm chạp khi vận động do đã liệt dây thần kinh một trong các chi.

Thiếu canxi hoặc do hao hụt Mangan

Như các bạn đã biết, canxi là một trong những thành phần chính của xương, nếu thiếu đi nó, con vật sẽ không thể hoạt động bình thường. Những thức ăn dạng công nghiệp không giúp cho gà từ 2 – 4 tuần tuổi tăng cân. Nó không hỗ trợ cung cấp canxi đầy đủ nên khi lớn lên gia cầm rất yếu ớt. 

Chất lượng trứng ấp kém

Nếu như trong quá trình ấp nở của gà, chất lượng không được chọn lọc kỹ càng mang mầm bệnh mà người nuôi không biết. Điều này rất có thể dẫn đến những triệu chứng xảy ra khi chúng lớn lên, hoặc có những con đã có biểu hiện bẩm sinh. Gà bị liệt chân có phần chân không thể di chuyển, co quắp, cánh không hoạt động được.

Trong quá trình ấp nở của gà, chất lượng không được chọn lọc kỹ càng
Trong quá trình ấp nở của gà, chất lượng không được chọn lọc kỹ càng

Hướng dẫn đặc trị hiệu quả các căn bệnh liệt chân

Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có cơ chế điều trị riêng giúp gà nhanh chóng bình phục:

Thiếu đi lượng canxi, Mangan

Bạn cần bổ sung lượng canxi, Mangan đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với dưỡng chất cần thiết như vitamin A, D, E, B1. Người nuôi nên trộn vào nước hoặc thức ăn của gia cầm để chúng được hấp thụ tốt hơn. Điều này giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho gà nhằm hỗ trợ phục hồi.

Một số loại thuốc phổ biến mà anh em có thể sử dụng cho gà bị liệt chân bao gồm:

  • Canxi One S
  • Canxi-Biotin
  • Mebi-Calciphos
  • Canxi Max

Anh em lựa chọn một trong những loại canxi sau đây để bổ sung thêm sức đề kháng của gia cầm như:

  • Multi-Vita Vip
  • Ade Bcomplex C + B12

Chữa gà bị liệt chân do Marek thế nào?

Tính chất của bệnh này nguy hiểm hơn rất nhiều so với loại trên nên cần có phương pháp trị như sau:

  • Thường xuyên theo dõi biểu hiện của con vật để phát hiện nhanh chóng những triệu chứng đầu tiên.
  • Khi thấy một con bị bệnh, ngay lập tức tách riêng chúng ra để tránh sự lây lan nhanh chóng cho cả đàn.
  • Sử dụng thuốc khử trùng Mebi-Iodine phun toàn bộ khu vực chuồng trại để tiêu diệt hết mầm mống bệnh còn sót lại. Việc này cần được thực hiện trong thời gian dài với chế độ 1 – 2 lần trong 1 tuần.
  • Không nhập mới đàn khác trong thời gian đang điều trị cho con mắc Market.
  • Dùng thành phần kháng sinh Mebi-Enroflox Oral Hay Doxy 50% nhằm phòng tránh khả năng phát lại. Ngoài ra người nuôi cần tiến hành kết hợp cùng vitamin hay điện giải hỗ trợ quá trình phục hồi. 

Trong trường hợp gia cầm bại liệt đã trải qua quá trình điều trị nhưng vẫn không có tiến triển thì hãy tiêu hủy chúng. Ngoài ra chủ kê còn cần tiêu hủy toàn bộ đàn đã có mầm bệnh bằng cách chôn sống hoặc đốt. 

Anh em kết hợp cùng việc phân loại rác, phân của những con mắc Marek để xử lý tránh sự tiềm tàng của virus. Sau đó bạn cần để chuồng trông, không thả đàn mới vào trong thời gian ít nhất là 3 tháng. 

Tính chất của bệnh Marek nguy hiểm hơn rất nhiều so với loại trên
Tính chất của bệnh Marek nguy hiểm hơn rất nhiều so với loại trên

Phòng bại liệt như thế nào mới chính xác?

Người nuôi nên áp dụng những phương pháp sau để phòng tránh thành công nguy cơ gà bị liệt chân:

  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng như khử độc, đảm bảo sự thoáng mát để tránh nguy cơ các vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
  • Tách các khu nuôi dưỡng riêng biệt đối với những con mới nhập về và những đàn cũ. 
  • Trong trường hợp bạn muốn tái đàn sau khi đã xuất gà cũ thì nên khử trùng và để trống chuồng trong vòng 1 tháng.
  • Tăng cường thêm chất dinh dưỡng vitamin C trong những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi.

Kết luận

Trên đây là các kiến thức có liên quan đến gà bị liệt chân để anh em cùng tham khảo khi chăm sóc chúng. Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại của gia cầm nên bạn cần đặc biệt chú ý để phòng tránh.