Cách chăm sóc gà bị cựa là một quá trình đòi hỏi anh em cần phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giúp gà nhanh chóng bình phục. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chăm sóc gà bị cựa hiệu quả. Trong bài viết sau, Xemdaga12h sẽ chia sẻ đến bạn phương pháp và cách chữa trị gà bị cựa sớm phục hồi, trở lại tình trạng khỏe mạnh.
Gà bị cựa là sao?
Gà bị cựa còn được gọi theo một cách hiểu khác là gà bị tang. Khi đó, gà đã bị thương sau những trận đấu như: bầm tím, phù nề, gà bị gãy xương, quắp ngón, sưng và nguy hiểm là gà bị xỉu. Nếu kê sư không biết cách sơ cứu và chữa trị kịp thời thì chiến kê của bạn sẽ gặp hậu quả khó lường.
Hướng dẫn cách xử lý vết thương lúc gà bị cựa
Quá trình xử lý vết thương cho gà bị cựa là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Do đó, anh em phải thực hiện đúng để gà mau chóng bình phục, cụ thể như sau:
- Đầu tiên, bạn cần kiểm tra lại cựa của gà và dùng tăm se nhẹ nhàng vào vị trí cựa để loại bỏ những cặn bã, bụi bẩn còn dính bên trong.
- Bạn cần dùng dầu xanh thoa trực tiếp cho gà và cho chúng uống thuốc giảm đau.
- Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm thuốc kháng sinh để gà tan máu bầm trong trường hợp gà bị cựa nhiều.
- Biện pháp tốt nhất là bạn nên cho gà súc bầu diều, cho gà ở khu vực kín gió, nhiệt độ ấm để hạn chế gà bị ói và cho chúng uống nước mắm nhĩ.
- Tiếp đến, bạn sẽ cho gà sử dụng nước cốt cua đồng đã xay nhuyễn để gà nhanh chóng hồi phục.
- Bên cạnh đó, bạn cần vạch mỏ những chú gà bị sưng phù đầu và rạch 1 đường nhỏ 0.5cm ngay dưới lưỡi để gà chảy hết máu bầm.
- Khi gà bị tang thì dùng ruồi canh để chữa mắt cho gà. Nếu gà bị trúng gió vẹo cổ thì dùng dầu gió để xoa bóp 2-3 lần/ngày.
Cách chăm sóc gà bị cựa hiệu quả nhất
Sau khi xử lý vết thương cho gà bị cửa thì tiếp theo anh em cần phải chăm sóc gà một cách hợp lý để gà nhanh chóng bình phục và khỏe mạnh:
Cách chăm sóc gà bị cựa – Sử dụng thuốc kháng sinh
Cách chăm sóc gà bị cựa tốt nhất là kê sư nên cho gà sử dụng thuốc tan máu bầm như thuốc kháng sinh tổng hợp có chứa B625, B1000 với mục đích giúp gà tan máu bầm, lành vết thương và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Nếu chiến kê của bạn bị ói ra máu thì bạn hãy vệ sinh thật kỹ diều của chúng để không còn máu đồng. Sau đó, anh em sẽ cho gà uống nước mắm nhĩ và để gà nghỉ ngơi của nơi khô ráo, kín gió và ấm áp.
Dùng hoa đu đủ để chữa cho gà bị dính cựa vào mắt
Cách chăm sóc gà bị cựa khi gà bị thương ở mắt là kê sư sẽ dùng một ít hoa đu đủ vò nát và sát trực tiếp lên mắt của gà. Vì hoa đu đủ sẽ giúp cho vết thương của gà nhanh lành. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số mẹo dân gian khác để chữa trị mắt cho gà như: ruồi xanh.
Không nên cho gà bị cựa ăn liền
Gà bị cựa sau khi đá về thường có thể trạng rất yếu và bỏ ăn. Do đó, bạn không nên ép chúng ăn ngay mà nên tập trung xử lý vết thương và chữa trị cho chúng. Nếu cho gà ăn thì gà không thể tiêu hóa được và dẫn đến tình trạng nôn ói. Vậy nên, cách chăm sóc gà bị cựa là người nuôi chỉ nên cho gà ăn chỉ sau một vài ngay khi tình trạng của gà đã ổn định hơn với lượng thức ăn vừa phải.
Một số lưu ý khi chăm gà bị cựa
Ngoài những thông tin sơ cứu và cách chăm sóc gà bị cựa trên thì kê sư cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi chiến kê đang bị cựa thì không nên tiến hành om bóp, vần gà hay xổ gà. Bạn nên để chúng nghỉ ngơi và hồi phục vết thương hoàn toàn thì mới tiếp tục thực hiện huấn luyện gà.
- Cách chăm sóc gà bị cựa khi gãy cánh là bạn cần cố định nẹp phần bị gãy. Cho gà vào chuồng hẹp để tránh gà vỗ cánh và sử dụng thuốc Canxi Dioxin để vết thương nhanh lành hơn. Sau một tháng điều trị, người nuôi sẽ bỏ nẹp ra nếu thấy gà có thể vỗ cánh như bình thường thì tiếp tục nuôi để chọi trong các trận chiến. Trường hợp gà không hồi phục như ban đầu thì chỉ có thể đúc giống.
- Khi điều trị và chăm sóc gà bị cựa thì người nuôi cần phải thực hiện thao tác chuẩn kỹ thuật để tránh gà bị nhiễm trùng. Ngoài ra, chuồng nuôi gà phải sạch sẽ, thoáng mát và kín gió để ngăn ngừa vi khuẩn. Điều này sẽ giúp gà nhanh chóng hồi phục hơn.
Kết luận
Trong bài viết trên là những chia sẻ về cách chăm sóc gà bị cựa sau các trận chiến. Với các hướng dẫn đó, hi vọng anh em đã có thêm kiến thức để điều trị và chăm sóc gà đúng chuẩn để chúng có thể nhanh chóng bình phục và phát triển khỏe mạnh.